Có những yêu cầu, quy định như thế nào đối với bố trí cốt đai trong dầm? Cốt đai có tác dụng gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với các công trình xây dựng? Khi tiến hành xây dựng, nhà thầu luôn nỗ lực, cam kết mang đến những sản phẩm có giá trị bền vững, chắc chắn nhất cho công trình đồng thời cũng mang đến những giá trị sử dụng lâu dài cho các gia đình trong tương lai. Chính vì vậy, cốt đai trong dầm là bộ phận quan trọng bởi chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cột. Vậy bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bố trí cốt đai trong dầm như thế nào là hợp lý nhé!
Bố trí cốt đai trong dầm như thế nào là phù hợp?
Trước tiên, để biết cách bố trí cốt đai trong dầm như thế nào thì chúng ta phải hiểu cốt đai là gì? Trong các công trình xây dựng hiện nay, người ta biết đến cốt đai như một bộ phận không thể thiếu. Nó giúp quá trình thi công được diễn ra một cách suôn sẻ, bền vững. Thêm vào đó, khi xét về mặt cấu tạo, nếu bộ phận này không được thi công một cách cẩn thận thì toàn bộ quá trình xây dựng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều, không những thế nó còn ảnh hưởng đến quá trình sử dụng sau này của gia chủ.
Tác dụng chính của cốt đai là đảm bảo cố định về vị trí cốt thép dọc khi thực hiện đổ bê tông, khả năng chịu ứng lực do các co ngót gây ra. Bên cạnh đó còn nâng cao khả năng chịu lực nén của bê tông, giảm thiểu tình trạng nở ngang, chịu lực cắt tác động.
Nguyên tắc bố trí cốt đai trong dầm
Để bố trí cốt đai trong dầm, cần thực hiện theo 4 nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, tại các phần momen dương của phần cốt thép chịu dọc kéo AS tại phần phía dưới và phía trên là phần momen âm.
Thứ hai, tại những vùng đã được tính toán về cách lựa chọn đặt cốt thép tại những nơi có momen lớn nhất. Bạn có thể tiết kiệm được tiết diện và giảm số lượng sử dụng các thanh thép có thể thực hiện bằng cách giảm bớt một số thanh sắt hoặc uốn chuyển vùng.
Thứ ba, sau khi uốn hoặc cắt thì bạn vẫn phải đảm bảo số lượng thép còn lại có đủ khả năng chịu lực theo momen uốn tại những khu vực tiết diện góc thẳng hay tiết diện nghiêng hay không.
Thứ tư, phần cốt thép chịu lực cũng cần đảm bảo chắc chắn, cẩn thận tại đầu mỗi thanh.
Vì sao ở cốt đai lại có móc?
Khi quan sát, chúng ta thường thấy ở mỗi cốt đai đều có móc vì vậy sẽ có rất nhiều người thắc mắc. Cốt đai ở hữu những cái móc theo các kiểu khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng trong công trình bởi:
Giúp giữ vững, không bị xô lệch, vị trí của cột, mang đến hiệu quả thi công tốt hơn, an toàn hơn.
Tạo liên kết an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn về độ rộng, chiều dài. Điều này giúp cho quá trình thiết kế không vượt quá điểm cần chịu ứng suất đồng thời cũng nâng cao khả năng chịu lực.
Mỗi loại móc đều được thiết kế với mục đích chống lại các chuyển động, giảm thiểu những tác động không tốt trong quá trình thi công.
Ngoài ra, việc tạo ra những chiếc móc ở cốt đai sẽ giúp cho quá trình đổ bê tông mang lại kết quả cao hơn. Nó giúp giữ vững các vị trí được đổ đồng thời cũng ngăn chặn bê tông không tách ra bên ngoài, tránh gây những tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng cột.
Những chiếc móc mang đến công dụng tuyệt vời về khả năng chống trượt thép từ bê tông và giữ cho chúng một vị trí cố định hiệu quả.
Hướng dẫn các bạn cách tính khoảng cách giữa các cột đai
Để có thể tính các cột đai, các bạn phải xác định 3 đại lượng gồm: đường kính, số nhánh n và khoảng cách s
Cách tính khoảng cách giữa các cột đai
Trong trường hợp không đặt cốt xiên thì tính toán cốt đai như thế nào?
Tính toán cốt đai như thế nào?
Một số câu hỏi liên quan đến việc bố trí cốt thép trong dầm
Tại sao phải bố trí đều trong cọc?
Bố trí thép đều trong cọc bởi vì khi cẩu lắp có 2 momen âm và dương và điều này giúp cọc chịu được cả 2 momen đó
Tại sao phải đặt cốt đai dày ở đầu cọc?
Phải đặt cốt đai dày ở đầu cọc nhằm mục đích tăng khả năng chịu tải khi đóng và tránh trường hợp đầu cọc bị vỡ.
Tại sao không tính cốt đai trong sàn?
Thông thường, chúng ta không tính cốt đai trong sàn vì lực cắt trong bản sàn nhỏ, đủ khả năng chịu cắt. Tuy nhiên, trong bảng tổ hợp nếu có tải trọng lớn thì vẫn phải kiểm tra cường độ chịu cắt.
Như vậy, bài viết hôm nay đã giới thiệu cho các bạn về nguyên tắc bố trí cốt đai trong dầm. Để có thể bài trí cốt đai một cách hợp lý phải thực hiện theo các bước như thế nào và làm sao để khoảng cách giữa các cốt đai hợp lý để cân bằng lại lực ép, sức nặng. Không chỉ có vậy, các bạn đã biết thêm về cách tính cốt đai, tính khoảng cách giữa cốt đai cũng như tính toán khi không đặt cốt xiên thì cốt đai sẽ như thế nào. Hy vọng với bài viết hôm nay, các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến ngành nghề xây dựng nhé!