Hồ sơ mời thầu là tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, còn lại chỉ định thầu thì không cần dùng hồ sơ mời thầu. Vậy bên trong hồ sơ mời thầu gồm những gì? Căn cứ vào đâu để chủ đầu tư lập hồ sơ mời thầu và những điều này quy định tại đâu? Bài viết sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc đó của các bạn.
Hồ sơ mời thầu gồm những gì?
Hồ sơ mời thầu gồm những gì? Thì theo quy định tại luật đấu thầu năm 2013 chỉ khi sử dụng dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế thì mới cần phải chuẩn bị hồ sơ mời thầu.
Bên trong hồ sơ mời thầu sẽ có những thứ sau đây theo điều 218 luật thương mại năm 2005 quy định:
- a) Thông báo mời thầu.
- b) Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu.
- c) Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng để lựa chọn nhà thầu.
- d) Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
Lưu ý: chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu thì được bên mời thầu quyết định.
Bên trong hồ sơ mời thầu thì quan trọng nhất là thông báo mời thầu. Và bên trong thông báo mời thầu sẽ gồm những thứ sau đây:
- Tên đơn vị mời thầu và địa chỉ bên mời thầu.
- Tóm tắt nội dung đấu thầu.
- Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu.
- Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu.
- Các chỉ dẫn chi tiết để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
Lập hồ sơ mời thầu cần những gì?
Trong luật đấu thầu của Việt Nam hiện hành thì căn cứ để lập hồ sơ mời thầu đầu tiên cần có quyết định phê duyệt dự án hoặc giấy chứng nhận cho phép đầu tư với các dự án lớn. Bên cạnh đó cần có quyết định phê duyệt dự toán của dự án trong việc mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Nếu gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án chỉ khi đã có chủ trương đầu tư thì căn cứ vào quyết định của người đứng đầu bên chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được uỷ quyền làm chủ đầu tư dự án quyết định bằng văn bản.
Ngoài ra để lập được hồ sơ mời thầu thì phải có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và đi kèm cùng với hồ sơ mời thầu để các bên mua hồ sơ mời thầu đều nắm được kế hoạch này.
Đối với những gói thầu là xây lắp hoặc có yêu cầu về chuyên môn cao, có tính đặc tính và thông số kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn và hàng hoá đòi hỏi thông số kỹ thuật chính xác thì cần phải có tài liệu thiết kế kém với dự toán được duyệt để bên thầu có thể tính toán chi phí.
Ngoài ra cần phải có quy định của pháp luật Việt Nam về đấu thầu và căn cứ vào đâu để đưa ra mời thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước hoặc các dự án sử dụng vốn quốc tế, vốn hỗ trợ từ nước ngoài.
Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi đối với các trường hợp nhà thầu được ưu tiên và các quy định khác (nếu có)
Điều kiện để được phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu đi kèm là hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu nếu đáp ứng được đủ các yêu cầu sau đây:
- a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt.
- b) Hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu đã được phê duyệt phải có bên trong là các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn để đánh giá, biểu mẫu dự thầu và bảng khối lượng mời thầu. Cùng với đó là yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật và chất lượng cho công trình; các điều kiện chung, điều kiện cụ thể nếu được lựa chọn và tiến hành ký hợp đồng, mẫu hợp đồng và các nội dung cần thiết khác khi nhà thầu được lựa chọn.
- c) Có thông báo mời thầu được gửi đi trước đó, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn đã được đăng tải công khai theo quy định của luật đấu thầu.
Lưu ý rằng: Nguồn vốn của gói thầu chỉ được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu. Có tạm ứng trước nhưng không quá 50% khối lượng thực hiện.
- d) Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán đã được phê duyệt nếu trong dự án là dự án có mua sắm thiết bị.
- e) Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công cho bên thầu theo đúng tiến độ.
Trên đây là thông tin về hồ sơ mời thầu gồm những gì? và các quy định có liên quan về hồ sơ mời thầu trong công trình. Mong rằng, các công ty mới nếu muốn tham gia đấu thầu thì nắm rõ được các quy định của pháp luật hiện hành mà thực hiện sao cho đúng và đầy đủ, thuận tiện.