Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng theo quy định của pháp luật hiện hành

Mua bán nhà đất là hoạt động diễn ra hành ngày bởi nhu cầu ở của con người là rất cao, việc mua bán phải tuân theo quy định của pháp luật hiện nay. Theo quy định của pháp luật đất đai làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng sẽ được tiến hành như sau:

thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Giá trị pháp lý của sổ hồng trong mua bán nhà đất là gì?

Theo quy định tại Điều 97 Luật đất đai 2013 “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và các  tài sản khác…

Nhưng trên thực tế mẫu sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành, bìa của sổ có màu hồng, giá trị pháp lý ghi nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nên sổ có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Cùng với “bìa đỏ” là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà cùng các tài sản khác có liên quan đều có giá trị pháp lý ngang nhau.

 

Thủ tục mua bán nhà đất đã có sổ hồng được thực hiện theo các bước dưới đây

Theo quy định của luật đất đai năm hiện nay, luật công chứng năm 2014 việc mua bán chuyển nhượng đất gồm: 

Bước 1: Đặt cọc nhà đất, sau khi hai bên đã đồng ý với nhau về diện tích nhà đất mình mong muốn và thỏa thuận được giá bán thì tiến hành giai đoạn mua bán đầu tiên là đặt cọc giai đoạn đặt cọc có thể có hoặc không tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên. Sau khi hai bên ký hợp đồng mua bán, có người thứ 3 làm chứng thì bên mua tiến hành giao tiền đặt cọc được ghi trong hợp đồng cho bên bán.

Bước 2: Khi đã thỏa thuận được việc chuyển nhượng hai bên tiến hành ký hợp đồng mua bán nhà đất và tài sản gắn liền với đất tại văn phòng công chứng. Hồ sơ các bên  cần chuẩn bị để công chứng viên thẩm định và ký kết hợp đồng mua bán như sau:

Thứ nhất, hồ sơ bên bán gồm: Sổ đỏ, hộ khẩu và đăng ký kết hôn (bản gốc) trong trường hợp trên sổ đỏ ghi nhận thông tin của Vợ/Chồng, CMND. Trong trường hợp tài sản  riêng thì chỉ cần các giấy tờ tùy thân của người đứng tên trên sổ đỏ.

Thứ hai hồ sơ bên mua gồm: Chứng minh thư, hộ khẩu và đăng ký kết hôn bản gốc. Nếu chưa kết hôn thì chỉ cần CMND hoặc hộ khẩu.

Bước 3: Khi hoàn thành thủ tục tại Văn phòng công chứng hai bên tiến hành thủ tục sang tên và nộp thuế tại Văn phòng đăng ký nhà và đất ở Quận/Huyện. Khi ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng được hoàn tất. Căn cứ vào thỏa thuận của các bên trên hợp đồng đã ghi nhận bên nào có nghĩa vụ thực hiện việc sang tên trên sổ đỏ và nghĩa vụ nộp thuế  thì sẽ thực hiện điều khoản đó..

Bước 4: Theo nội dung hợp đồng bên phải nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác khi nhận được thông báo về việc nộp thuế của Chi cục thuế Quận/Huyện.

Bước 5: Sau khi hoàn thành các thủ tục thì bên mua nhận sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký nhà và đất Quận/Huyện.

Trong quá trình mua bán chuyển nhượng nhà đất cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại Hiến pháp. Đất đai có nguồn gốc pháp lý khá phức tạp, trải qua nhiều thay đổi khi mua bán cũng như trong quá trình sử dụng lâu dài nên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cần phân biệt sổ đỏ và sổ hồng: Theo luật cũ thì sổ đỏ chỉ đất, mặt đất còn sổ hồng là sổ danh cho nhà chung cư cao tầng, khu tập thể cũ. Sau năm 2013, khi luật đất đai năm 2013 ra đời đã thống nhất trên phạm vi cả nước chỉ sử dụng chung một mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở là Sổ Hồng. Cho nên khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ thấy có sự khác nhau về màu sắc của các cuốn sổ. Các cuốn sổ tuy có màu sắc khác nhau nhưng sẽ có hiệu lực pháp lý như nhau không ảnh hưởng đến quá trình mua bán.

thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng 1

Phân biệt đâu là hữu chung và chế độ sở hữu riêng của vợ/chồng được pháp luật quy định như thế nào: Trên cả hai loại sổ có thể ghi chữ: “Hộ Gia Đình“, ghi tên Vợ và chồng, cũng có trường hợp chỉ ghi tên của Vợ hoặc chồng. Vì vậy chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

 “Hộ gia đình” là chế độ sở hữu chung do luật đất đai cũ quy định, do đó Bố, Mẹ, Anh, Chị, Em, Con… những người có tên trên sổ hộ khẩu được tính quyền ngang nhau. Luật đất đai năm 2013 có hiệu quy định đất đai chỉ thuộc quyền sở hữu của Vợ và Chồng, có thể ghi tên của Vợ hoặc Chồng . 

Trên đây là nội dung chi tiết về thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng. Hi vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn